VÌ SAO DA NGƯỜI VIỆT DỄ BỊ NÁM HƠN?
Th 2 11/11/2024
1 phút đọc
Nội dung bài
viết
Nám da là tình trạng tăng sắc tố phổ biến nhưng khó điều trị, đặc trưng bởi các đốm đen màu nâu hoặc xám thường xuất hiện nhất ở vùng má, mũi, cằm, trán và đường viền hàm.
Các báo cáo được đăng tải trên PubMed đã chỉ ra rằng da người châu Á, đặc biệt trong đó có Việt Nam, sản sinh nhiều melanin (hắc sắc tố gây nám da) hơn người da trắng nên có nguy cơ mắc các tình trạng nám cao hơn.
Bên cạnh các nguyên nhân về di truyền (vừa kể trên), sự ô nhiễm môi trường, dùng thuốc có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh sắc tố, sự thay đổi hormone…, việc tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da phổ biến ở người Việt.
Theo đó, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới với mức độ tia UV cao quanh năm. Việc da tiếp xúc thường xuyên với tia UV có cường độ cao sẽ kích thích sự sản xuất melanin quá mức, dẫn đến tình trạng nám da.
Mặc dù nám da là tình trạng da vô hại và không phải là dấu hiệu của ung thư da nhưng lại thường xảy ra nhất trên khuôn mặt, rất dễ nhận thấy và thường khiến người bị cảm thấy tự ti. Một nghiên cứu đã cho thấy có tới 94,1% bệnh nhân bị nám da không hài lòng hoặc khó chịu về tình trạng da này.
Trong khi đó, cơ chế bệnh sinh của nám rất phức tạp. Và nám da là một trong những tình trạng da khó điều trị nhất, vì phản ứng giữa các tế bào hắc tố và các tế bào khác ở lớp biểu bì và hạ bì của da liên tục thay đổi, khiến nám dễ tái phát.
Do đó, phòng ngừa nám là điều rất quan trọng và đỡ tốn kém so với việc điều trị. Theo dõi bài viết kế tiếp của SheaGhana để tìm hiểu chi tiết các phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nám bạn nhé!